Báo cáo đoàn đi thực tế lớp bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn tháng 6 năm 2020

Thứ sáu - 12/06/2020 11:00
I. Khái quát chung về nhà trường
- Trường được thành lập tháng 8 năm 2000 theo Quyết định số 1018/QĐ-UB ngày 17 tháng 8 năm 2000 của UBND huyện Điện Biên, trường được tách ra từ trường PTCS xã Nà Tấu. Từ ngày 01/1/2020 trường được sáp nhập về địa bàn Thành phố Điện Biên Phủ theo Nghị Quyết: 815/NQ-UBTVQH14 ngày 21/11/2019 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Trường thuộc xã vùng ngoài cách thành phố Điện Biên Phủ 25 km dọc theo quốc lộ 279.
Trải qua 20 năm trường thành và phát triển nhà trường có những thuận lợi, khó khăn sau:
1. Thuận lợi
- Từ năm học 2016-2017 nhà trường đưa toàn bộ học sinh ở hai điểm trường về học tập trung tại trung tâm.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường hằng năm được biên chế đủ số lượng và các loại hình giáo viên theo quy định đáp ứng yêu đổi mới GDPT.
- Nhà trường có truyền thống đoàn kết nhất trí cao trong thực hiện nhiệm vụ các năm học, hằng năm không có đơn thư khiếu kiện vượt cấp, đây là điều kiện để nhà trường không ngừng đổi mới trong công tác xây dựng và phát triển nhà trường.
- CSVC trường lớp, trang thiết bị dạy học tương đối đầy đủ đáp ứng 100% các lớp học 2 buổi/ngày. 
- Khuôn viên diện tích nhà trường rộng, thoáng mát, yên tĩnh đảm bảo môi trường giáo dục xanh – sạch – đẹp.
2. Khó khăn
- Học sinh dân tộc chiếm 85%, đời sống gia đình phụ thuộc vào nghề nông; các em ít được giao lưu văn hóa, TDTT như học sinh các trường trong Thành phố.
- Hằng năm đối tượng học sinh con em hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỷ lệ cao (giao động từ 25 đến 35%)/ tổng số học sinh toàn trường.
- CSVC nhà trường tuy đủ các phòng học và phòng chức năng nhưng diện tích các phòng còn hẹp so với tổng số học sinh/ lớp (100% các phòng học có 2 gian) được xây dựng năm 2000, 2004, phần mái tôn đã xuống cấp).
- Đội ngũ giáo viên hằng năm tuy đủ nhưng một số không dạy được toàn cấp, một số hạn chế trong ƯDCNTT.
II. Về Thành tích nổi bật của nhà trường
1. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia
- Tháng 4/2006 nhà trường được UBND tỉnh công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia MĐ 1
- Tháng 5/2017 trường được UBND tỉnh công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia MĐ 2; Đánh giá ngoài cơ sở giáo dục đạt cấp độ 3 năm 2015.
2. Danh hiệu thi đua các năm học
- Từ năm thành lập đến nay nhà trường 8 năm được UBND tỉnh tặng bằng khen tập thể Lao động xuất sắc.
- Các năm học nhà trường được UBND huyện, Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên tặng giấy khen.
- Năm học 2018-2019 Nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng cờ thi đua xuất sắc.
3. Chất lượng các cuộc thi của giáo viên, học sinh do ngành tổ chức
- Hằng năm, trường luôn là đơn vị dẫn đầu các trường vùng ngoài của huyện về tỷ lệ giáo viên và học sinh đạt giải trong các cuộc thi do ngành tổ chức.
- Năm học 2018-2019 Phòng GD&ĐT huyện Điện Biên tổ chức Hội thi giao lưu học sinh khối 4+5. Phần thi Rung chuông vàng học sinh khối 4,5 nhà trường đạt giải nhất cấp huyện.
- Năm học 2019-2020 nhà trường có 34 HS đủ điều kiện thi Trạng Nguyên TV cấp tinh; 22 em đủ điều kiện thi olympic toán cấp tỉnh; có 3 học sinh lớp 5 được thạm dự thi Tiếng anh cấp Quốc gia.
III. Quy mô trường, lớp, giáo viên năm học 2019-2020
1. Quy mô trường, lớp, học sinh
- Năm học 2019-2020 nhà trường có tổng số 17 lớp, 431 học sinh; 100% số lớp, số học sinh học 2 buổi/ngày. HS lớp 1 môn TV dạy theo PP công nghệ; lớp 2,3,4,5 dạy theo phương pháp VNEN.
- Học sinh bán trú nhà trường tổng số 102 em, trong đó: học sinh diện chính sách theo Nghị định 116 của Chính Phủ: 62 em; học sinh bán trú tự nguyện: 40 em.
- Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần đạt 99%. Hằng năm không có học sinh bỏ học giữa chừng.
2. Cán bộ quản lý, GV, NV
- Năm học 2019-2020  nhà trường có tổng số 31 CB, GV, NV trong đó: BGH: 2 đ/c, GV: 25đ/c, NV: 4đ/c; 100%  đội ngũ quản lý, giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn. Giáo viên dạy giỏi các cấp: 18/25 đồng chí, tỷ lệ 72% trong đó: Cấp tỉnh 2 đ/c, cấp huyện 8 đ/c, cấp trường 8 đ/c.
- Trường có 12 đảng viên, chi bộ sinh hoạt độc lập.
- Biên chế 4 tổ, trong đó: 3 tổ chuyên môn (Tổ khối 1, tổ khối 2+3, tổ khối 4+5) và 1 tổ văn phòng.
IV. Công tác bồi dưỡng đội ngũ; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
1. Công tác bồi dưỡng đội ngũ
- Tiêu chí của chuẩn làm thước đo chuyên môn của bản thân xem mình đang ở mức độ nào để từ đó có kế hoạch phấn đấu hoàn chỉnh hơn.
2. Nâng cao chất lượng giáo dục
- Ngoài việc dự giờ đột xuất giáo viên, hàng tháng BGH tổ chức kiểm tra đột xuất chất lượng học sinh (có thể 1 lớp hoặc 1 khối) để đánh giá chất lượng dạy của giáo viên, tư vấn giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng học sinh.
- Hằng năm duy trì các cuộc thi Olympic toán, Tiếng Anh, Trạng Nguyên Tiếng việt; các cuộc thi năng khiếu. Tổ chức nghiêm túc các cuộc thi, kịp thời khen thưởng xứng đáng để cuốn hút học sinh tham gia các cuộc thi.
- Phối kết hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa GĐ-NT-XH trong công tác giáo dục học sinh.
- Trung thực đánh giá chất lượng học sinh, tuyệt đối không để học sinh tiêu cực trong đánh giá.
V. Bài học kinh nghiệm trong công tác biên chế đội ngũ tổ trưởng CM
- Tổ tưởng chuyên môn là giáoVào đầu các năm học BGH bàn bạc, thống nhất. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập 1 bộ phận giáo viên cốt cán của trường gồm các đồng chí giỏi về chuyên môn, có kỹ năng sư phạm tốt, nhiệt tình tư vấn thúc đẩy đồng nghiệp giỏi về chuyên môn và có kinh nghiệm trong việc phụ đạo, bồi dưỡng học sinh.
- Tạo điều kiện, khuyến khích giáo viên tham gia học tập đồng nghiệp có kinh nghiệm giảng dạy giỏi ở đơn vị trường và đơn vị bạn.
- Hằng năm lấy chất lượng  học sinh đạt giải các cuộc thi để đánh giá xếp loại thi đua giáo viên, coi đây là động lực chính để giáo viên khẳng định được uy tín của bản thân đối với nhà trường và phụ huynh học sinh.
- Biên chế các thành viên trong các tổ chuyên môn phải hợp lý về năng lực chuyên môn để thuận tiện trong công tác bồi dưỡng thường xuyên.
- Hàng năm duy trì công tác khen thưởng cá nhân giáo viên có nhiều học sinh đạt giải trong các cuộc thi do trường, ngành tổ chức.
- Khích lệ giáo viên ƯDCNTT thường xuyên trong dạy học.
- Mỗi giáo viên cần phải nghiên cứu thật kỹ Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học, lấy các ti viên trực tiếp giúp Hiệu trưởng điều hành, thực hiện nhiệm vụ dạy học và tổ chức các hoạt động khác trong nhà trường. Do vậy khi lựa chọn đội ngũ tổ trưởng chuyên môn cần phải đảm bảo các yêu cấu sau:
-  Tổ trưởng chuyên môn phải là trung tâm đoàn kết của tổ.
- Là người biết xây dựng kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục năm học, tháng của tổ, giúp tổ viên xây dựng công tác chuyên môn, kiểm tra đôn đốc tổ viên thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra; thảo luận và nhận định tình hình, bàn các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đánh giá kết quả giáo dục học sinh thuộc phạm vi của tổ mình phụ trách.
- Tạo điều kiện để giáo viên trong tổ có ý thức về vai trò, vị trí công việc
của mình, tích cực tham gia các hoạt động sư phạm tập thể cũng như các hoạt động
của cá nhân nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên đề để giáo viên trong tổ có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, phương pháp dạy học, rèn luyện nghiệp vụ, cập nhật các thông tin mới có liên quan đến giáo dục.
- Biết tổ chức các buổi chuyên đề, hội giảng về nội dung chương trình, đề
xuất và thử nghiệm các phưong pháp dạy học mới, tổ chức cho các thành viên dự
giờ lẫn nhau nhằm rút kinh nghiệm, tư vấn thúc đẩy nghiệp vụ chuyên môn.
       -  Tổ trưởng chuyên môn phải tích cực tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc tập hợp sức mạnh của các lực lượng xã hội, tăng cường nguồn lực, thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy và giáo dục trong nhà trường.
* Tổ trưởng chuyên phải là những con người có phẩm chất và năng lực sau:
- Về phẩm chất, đạo đức, lối sống:
+ Phải có quan điểm, lập trường chính trị rõ ràng, hiểu biết đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước; Có trách nhiệm tuyên truyền, thuyết phục giáo viên trong tổ và cộng đồng chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; gương mẫu trong lối sống, có uy tín đối với tập thể, với cấp trên, với học sinh và phụ huynh;  dân chủ, công bằng, trung thực.
+ Phải có trình độ lý luân, nắm vững đặc điểm tâm lý lứa tuổi, có khả năng phân tích, tổng hợp, nhạy bén nắm bắt tình hình, xử lý thông tin một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác; Có trí tuệ minh mẫn, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
 * Về năng lực:
+ Tổ trưởng chuyên môn phải là người có trình độ hiểu biết về chuyên môn, có khả năng giảng dạy tốt tốt các môn học; Nắm vững nội dung chương trình, phương pháp đặc trưng bộ môn để quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn trong tổ; Có ý thức tự rèn luyện, hoc hỏi để không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, nhạy bén, tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Đồng thời, phải có khả năng bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho giáo viên trong tổ, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lương giáo dục toàn diện.
+ Tổ trưởng chuyên môn phải là người có năng lực dự báo, thiết kế, tổ chức thực hiện kế hoạch; năng lực quản lí hành chính, xây dựng đội ngũ, năng lực ứng xử, giao tiếp, duy trì các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường,  phải có năng lực làm việc khoa học, năng lực tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học và năng lực kiểm tra, đánh giá./.
Trên đây là báo cáo sơ lược tình hình đơn vị trường Tiểu học số 2 xã Nà Tấu  với đoàn tham quan thực tế lớp bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Điện Biên./.

Nguồn tin: Nguyễn thị Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây